Báo Bộ Truyền Thông VN đăng hình vụ thảm sát Thiên An Môn rồi tự gỡ xuống
- Thứ Bảy, 26 Tháng 07, 2008 - 06:49:04 PM
Bài về bức ảnh đoạt giải World Press Photo năm 1989 xuất hiện trên VietNamNet lúc 8 giờ 17 phút ngày 23 tháng Bảy (giờ Việt Nam).
Bài viết và bức hình này xuất hiện lúc 8 giờ 17 phút ngày 23 tháng 7, thế nhưng sau đó một ngày, nó đã được Vietnamnet lấy xuống mà không giải thích rõ lý do vì sao.
Đây là bức ảnh của phóng viên tờ Newsweek, Charlie Cole, chụp được và sau đó đã được giải thưởng World Press Photo năm 1989.
Sau đó 1 ngày bài đã bị gỡ xuống. Trên trang web chỉ còn tin về các bức ảnh đoạt giải World Press Photo năm 1987, 1988, 1990 mà mất tin về năm 1989.
Truy cập lại vào tin này xuất hiện dòng chữ “Địa chỉ này không tồn tại”.
Điều đáng nói, đây có lẽ là lần đầu tiên một bức ảnh về sự kiện Thiên An Môn được đăng chính thức trên một tờ báo do chính phủ Việt Nam quản lý. Trước đó, tại Việt Nam, các thông tin, hình ảnh, Video Clip về cuộc thảm sát Thiên An Môn chỉ được giới Bloger hoặc những người sử dụng internet lưu truyền cho nhau hoặc tìm thấy trên các trang web báo chí quốc tế và Việt ngữ ở hải ngoại.
Bức ảnh được đăng trên mục “Tin Ảnh” của Trang Văn Hóa VietnamNet, nằm trong loạt bài giới thiệu các bức ảnh đã đoạt giải thưởng World Press Photo hằng năm do các tác giả Nguyễn Văn Dững - Lê Tùng - Long Bình sưu tầm.
Vietnamnet chú thích dưới bức ảnh: “Cuộc xô xát ngày 4/6, hay Tình trạng náo động từ mùa Xuân tới mùa Hè năm 1989 theo chính phủ Trung Quốc, là một loạt những vụ biểu tình do sinh viên, trí thức và những nhà hoạt động công nhân lãnh đạo ở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa từ 15 tháng 4, 1989đến 4 tháng 6, 1989, (theo chính quyền Trung Quốc)”.
Sau khi trích lời kể của phóng viên ảnh Charlie Cole khi ông chụp bức ảnh này, VietnamNet kết luận: “Ngày nay, hình ảnh này được sử dụng như một biểu tượng của cuộc đấu tranh vì dân chủ.“!
VietnamNet là một trong những tờ báo điện tử hàng đầu của Việt Nam trực thuộc Bộ Truyền Thông Việt Nam. Trước đó tờ báo này do Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông quản lý và nó vừa được bàn giao cho Bộ Truyền Thông Việt Nam hôm 20 tháng 6 vừa qua.
Bộ Truyền Thông Việt Nam (được tách ra từ Bộ Văn Hóa Thông Tin) cùng với Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương là hai cơ quan quyền lực cao nhất, lãnh đạo, kiểm duyệt toàn bộ hệ thống báo chí, phát thanh và truyền hình tại Việt Nam.
Hồi tháng 12 năm 2007, trong cuộc biểu tình của sinh viên và giới trí thức Việt Nam tại Hà Nội và Sài Gòn phản đối Trung Quốc về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, báo Vietnamnet từng đăng bài nói về chủ quyền hai quần đảo này. Sau đó Vietnamnet đã phải gỡ bỏ các bài xuống rồi bị chính quyền Việt Nam kiểm điểm và bắt nộp phạt. Có tin đồn Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn mất chức, tuy nhiên ông Tuấn vẫn tại vị cho đến ngày nay.
Vụ thảm sát Thiên An Môn đã giết hại hàng ngàn sinh viên Trung Quốc đòi dân chủ, cho đến ngày nay vẫn chưa được chính quyền cộng sản Trung Quốc thừa nhận, truyền thông Trung Quốc cũng bưng bít dân chúng về sự kiện này.
Trong nhiều năm gần đây, kể từ khi Việt Nam có quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, báo chí và truyền thông Việt Nam rất “nhạy cảm” về các vấn đề đụng chạm đến quốc gia láng giềng khổng lồ này. Tại Việt Nam, giới truyền thông vẫn rỉ tai nhau về vụ đại sứ của Việt Nam tại Bắc Kinh bị Bộ ngoại giao Trung Quốc dựng dậy giữa đêm để “trách mắng” vì sao báo chí Việt Nam loan tin các loại đồ chơi do Trung Quốc sản xuất bị nhiễm độc.
Trong hai vụ biểu tình của sinh viên và giới trí thức tại Việt Nam phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa hồi cuối năm ngoái và vụ biểu tình chống rước đuốc Olympic Bắc Kinh qua Sài Gòn gần đây, toàn bộ hệ thống truyền thông của Việt Nam đã hoàn toàn “im tiếng” để làm đẹp lòng chính quyền cộng sản đàn anh.
(Theo NV)
Tin mới
- Báo Du Lịch bị đình bản 3 tháng - 16/04/2009 10:42
- Quảng Ngãi: Phát hiện sắc chỉ liên quan đến quần đảo Hoàng Sa - 02/04/2009 08:04
- Trung Quốc ngày càng bộc lộ dã tâm Nam tiến Biển Đông - 31/03/2009 19:31
- Uỷ ban Nhân quyền VN lên án CSVN mở chiến dịch đàn áp mới - 21/09/2008 07:26
- Chi tiết về vụ bắt nhà dân chủ Phạm Thanh Nghiên - 20/09/2008 15:53
- Biểu tình phản đối công hàm nhượng lãnh hải cho Trung Quốc - 16/09/2008 17:28
- Giá trị pháp lý công hàm của cựu TT Phạm Văn Đồng - 15/09/2008 09:09
- 50 năm sau ngày TT Phạm Văn Đồng ký công hàm thừa nhận chủ quyền của TQ - 15/09/2008 08:58
- Các tổ chức nhân quyền quốc tế đả kích CSVN bỏ tù nhà báo tự do - 14/09/2008 12:16
- Chống TQ xâm phạm chủ quyền, Ðiếu Cày bị phạt 30 tháng tù - 11/09/2008 08:03
- Xử Điếu Cày là tự phủ nhận quan điểm về chủ quyền Lãnh hải, Lãnh thổ - 10/09/2008 10:11
- Sinh viên VN kêu gọi tập họp để cùng biểu tình vào ngày 14 tháng 9 - 08/09/2008 09:08
- CSVN phản đối “kế hoạch xâm lăng” trên một trang mạng của Trung Quốc - 06/09/2008 13:14
- VN khẳng định chủ quyền vùng biển liên doanh khai thác dầu - 28/08/2008 11:51
- Tàu TQ có trang bị hoả tiễn lui tới khu vực tranh chấp với VN - 27/08/2008 06:34
Các tin khác
- VN muốn tiếp tục liên doanh với ExxonMobil thăm dò dầu khí ở Biển Đông - 25/07/2008 11:17
- Dầu lửa làm băng lạnh mối quan hệ Việt – Trung - 24/07/2008 03:38
- Trung Quốc cảnh cáo ExxonMobil phải hủy hợp đồng với Việt Nam - 23/07/2008 08:21
- VietNamNet có cơ quan chủ quản mới - 19/06/2008 05:36
- Cuộc phỏng vấn của phóng viên đài RFA với nữ đạo diễn Song Chi - 11/05/2008 18:04
- Đất nước này là của ai? - 09/05/2008 06:08
- Nữ đạo diễn Song Chi mất việc sau vụ rước đuốc Olympic Bắc Kinh - 07/05/2008 14:07
- Sinh viên Nguyễn Tiến Nam bị công an bóp cổ, đánh đập vì phản đối TQ - 03/05/2008 15:50
- Người Trung Quốc tràn sang Sài Gòn làm loạn! - 30/04/2008 12:10
- Nhiều người biểu tình bị bắt ở Hà Nội - 30/04/2008 12:01
- 24 câu hỏi dành cho công an và an ninh VN đang được phát tán nhiều nơi - 29/04/2008 12:52
- Giới trẻ Việt Nam kêu gọi biểu tình tẩy chay đuốc thế vận phản đối TQ - 28/04/2008 09:49
- Tình nghi phá hoại cuộc rước đuốc, một người Mỹ gốc Việt bị trục xuất - 26/04/2008 03:26
- Tường thuật của người chứng kiến công an CSVN khám nhà người "trốn thuế" - 25/04/2008 14:15
- Blogger Điếu Cày bị bắt vì... 'trốn thuế'? - 23/04/2008 18:39